Trang chủ NCKH Seminar lần 1-2022 – Artificial Cognition for Early Leaf Disease Detection using...

Seminar lần 1-2022 – Artificial Cognition for Early Leaf Disease Detection using Vision Transformers

Trong khuôn khổ chuỗi seminar học thuật năm 2022, Khoa MMT&TT đã tổ chức buổi seminar lần 1 do ThS. Thái Huy Tân trình bày vào sáng ngày 29/4/2022. Chủ đề của buổi seminar là “Artificial Cognition for Early Leaf Disease Detection using Vision Transformers”.

Giới thiệu về chủ đề trình bày

Nội dung chính của seminar là ứng dụng các mô hình Học máy trong việc phát hiện loại bệnh trên cây khoai mì. Hơn 21.000 mẫu ảnh gồm 5 lớp được tác giả huấn luyện qua mô hình Transformer. Các hình ảnh này thể hiện các loại bệnh trên cây khoai mì. Transformer là một mô hình được sử dụng phổ biến trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Việc ứng dụng để xử lý, phân loại ảnh là một hướng đi tiềm năng trong lĩnh vực nông nghiệp thông minh. Minh chứng được tác giả chỉ ra trong các công trình công bố liên quan.

Ứng dụng nông nghiệp thông minh cũng là một trong những chủ đề được hướng đến trong những năm gần đây tại Việt Nam. Tác giả đã đề xuất một kiến trúc device-processing và edge computing. Đây bước đầu trong việc xử lý các mô hình máy học ngay trên thiết bị đầu cuối và tại gateway. Nhằm đi đến kỳ vọng xây dựng một framework phục vụ cho nông nghiệp thông minh. Sự vượt trội trong hiệu suất của ứng dụng đặt trên thiết bị đầu cuối và thiết bị cận biên cũng là một động lực cho tác giả đề xuất kiến trúc này.

Kiến trúc tổng quan do nhóm đề xuất trình bày tại buổi seminar
Kiến trúc tổng quan do nhóm đề xuất

Kết quả của công trình

Hình ảnh bên dưới là kết quả cho thấy mô hình do tác giả đề xuất. Kết quả này cho thấy mô hình có độ chính xác cao hơn so với các công trình state-of-the-art. Đây là một kết quả có tiềm năng trong việc tiếp tục phát triển framework như yêu cầu đặt ra trong chủ đề này.

So sánh giữa đề xuất của tác giả so với các công trình state-of-the-art

Phần thảo luận

Bên cạnh đó, phần Q&A cũng không kém phần sôi nổi đến từ các thầy cô tham dự. Một số vấn đề mở được đưa ra trong kiến trúc device-processing và edge computing. Cũng như việc triển khai đề xuất này trên thiết bị bay không người lái (Drone). Điều này nhằm đảm bảo được độ chính xác cũng như độ trễ trong việc nhận diện loại bệnh.

Một số hình ảnh của buổi seminar:

ThS. Thái Huy Tân đang trình bày tại buổi Seminar
Quý thầy cô tham dự và trao đổi tại buổi Seminar

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Exit mobile version