Thạc sĩ Ngành An Toàn Thông Tin

Thời gian đào tạo: 02 năm
Số tín chỉ đào tạo: 60

Để đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực có khả năng chuyên môn cao trong lĩnh vực Mạng máy tính và An toàn Thông tin, mục tiêu của chương trình đào tạo cao học ngành An toàn Thông tin là đào tạo các thạc sĩ có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức tổng quan và phương pháp nghiên cứu về An toàn Thông tin; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng phát hiện, và nghiên cứu giải quyết các vấn đề thực tiễn mang tính phổ biến hoặc chuyên sâu; có khả năng truyền thụ kiến thức về lĩnh vực An toàn Thông tin.

Đào tạo thạc sĩ khoa học có kiến thức cơ sở và chuyên môn vững vàng, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp; có phương pháp tư duy tổng hợp và hệ thống, khả năng tiếp cận, tổ chức và giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực An toàn Thông tin; đồng thời có khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và hội nhập được trong môi trường quốc tế, có kiến thức để tiếp tục học ở bậc đào tạo tiến sĩ.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo thạc sỹ An toàn thông tin là trang bị cho học viên sau khi tốt nghiệp:

  • Có kiến thức chuyên sâu, nắm bắt các kiến thức công nghệ mới về ngành An toàn thông tin; có phương pháp tư duy tổng hợp và vận dụng các kiến thức công nghệ để giải quyết những vấn đề khoa học và kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực An toàn Thông tin đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội.
  • Có kỹ năng phát hiện, mô hình hóa các vấn đề và vận dụng kiến thức, công cụ kỹ thuật hiện đại, kỹ năng thực hành để giải quyết các bài toán đặt ra.
  • Có kỹ năng làm việc trong một môi trường ứng dụng đa ngành, đa lĩnh vực và môi trường quốc tế, đáp ứng đòi hỏi của các dự án trong ngành An toàn thông tin, đồng thời nhận thức và tuân thủ các quy định trong nghề nghiệp.
  • Có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng phát hiện, và nghiên cứu giải quyết các vấn đề thực tiễn mang tính phổ biến hoặc chuyên sâu

Quan điểm xây dựng chương trình đào tạo

Áp dụng hình thức đào tạo lý thuyết gắn liền với thực tế để tạo nên những chuyên gia An toàn Thông tin có thể thích ứng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ An toàn Thông tin được xây dựng theo định hướng nghiên cứu và theo định hướng ứng dụng, cụ thể:

  • Chương trình đào tạo thạc sĩ nghiên cứu: cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu của ngành và phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên sâu, người học có đầy đủ các kỹ năng về tư duy phản biện, tư duy sáng tạo và nghiên cứu độc lập để chủ động khám phá, phát triển các quan điểm, ý tưởng, luận thuyết khoa học mới về vấn đề khoa học hoặc thực nghiệm khoa học, có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực ngành đào tạo; có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ. Thời lượng phân bố tập trung nhiều vào thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên là tác giả chính;
  • Chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng nghiên cứu: cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu của ngành và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, bước đầu có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới; có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực ngành đào tạo; có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ;
  • Chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng ứng dụng: giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng thiết kế sản phẩm, ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế; có thể học bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành và phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của ngành đào tạo trình độ tiến sĩ để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Các học viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí chuyên trách về an toàn thông tin như:

  • Quản trị viên an ninh an toàn, chuyên gia tích hợp giải pháp an toàn thông tin, chuyên gia phát triển an toàn thông tin, giảng viên và nghiên cứu viên an toàn thông tin.
  • Giám đốc an toàn thông tin, trưởng phòng an toàn thông tin.
  • Nghiên cứu viên ở các Viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu hoặc giảng dạy tại trường đại học, cao đẳng.
  • Đối với chương trình đào tạo thạc sĩ nghiên cứu và định hướng nghiên cứu thì học viện có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

Yêu cầu đối với người học

Để được học chương trình Thạc sĩ ngành An toàn Thông tin, học viên phải tuân thủ theo quy định về đối tượng tuyển sinh dưới dây.

Ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần và ngành khác với ngành An toàn Thông tin

STT

Nhóm

Ngành

1

Ngành đúng, ngành phù hợp

Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu, An toàn Thông tin
Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật máy tính thuộc trườngĐại học Công n ghệ Thông tin – ĐHQG-HCM.

2

Ngành gần

Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật máy tính, Tin học, Tin học ứng dụng, Hệ thống thông tin quản lý, Tin học quản lý, Tin học công nghiệp, Toán-tin, Toán-Điều khiển máy tính, Xử lý thông tin, Kỹ thuật thông tin, Hệ thống thông tin địa lý.

3

Ngành khác

Các ngành còn lại.

Quy định bổ sung kiến thức

Danh sách các môn học bổ sung:

STT

Mã môn học

Tên môn học

TC

LT

TH

1.

IT002

Lập trình hướng đối tượng

4

3

1

2.

IT003

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

4

3

1

3.

IT004

Cơ sở dữ liệu

4

3

1

4.

IT005

Nhập môn mạng máy tính

4

3

1

5.

IT006

Kiến trúc máy tính

3

3

0

6.

IT007

Hệ điều hành

4

3

1

Tổng số tín chỉ

23

  

Đối tượng thuộc ngành đúng, ngành phù hợp không cần học bổ sung kiến thức.

Đối tượng thuộc ngành gần phải học bổ sung kiến thức. Việc xác định môn học bổ sung sẽ dựa vào bảng điểm của học viên so sánh với danh sách các môn học bổ sung.

Đối tượng thuộc ngành khác: đơn vị chuyên môn xem xét từng trường hợp cụ thể.